Hội Nghị Tìm Kiếm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Thông Minh - Kinh Nghiệm Từ Cộng Đồng Doanh Nghiệp

Hội Nghị Tìm Kiếm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Thông Minh - Kinh Nghiệm Từ Cộng Đồng Doanh Nghiệp

Ngày 28/6 vừa qua, Mitsubishi Electric Việt Nam đã tham gia chia sẻ và thảo luận tại hội nghị tìm kiếm giải pháp sản xuất thông minh tại TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị được tổ chức bởi Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.


>>> For English, please click here

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Lê Quốc Cường, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, nhấn mạnh rằng với sự phát triển không ngừng của thời đại công nghiệp 4.0, việc thúc đẩy sản xuất thông minh là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Lê Quốc Cường phát biểu khai mạc tại hội nghị

Sự kiện thu hút nhiều đơn vị doanh nghiệp tham gia chia sẻ và thảo luận, nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả và sáng tạo. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kết nối, học hỏi và áp dụng những tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất.

Theo đó, sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã giới thiệu các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, và cá nhân tham gia vào công cuộc đổi mới sáng tạo trên địa bàn; đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình phát triển kinh doanh.


Bà Nguyễn Thị Kim Huệ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, đã chia sẻ những định hướng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại hội nghị.

Tại hội nghị, Mitsubishi Electric Việt Nam đã trình bày về các giải pháp tự động hóa, trung tâm dữ liệu và định hướng công nghệ số của tập đoàn nhằm phục vụ cho xã hội 5.0 trong tương lai.

Ông Phạm Phan Anh, Kỹ sư Kinh doanh Giải pháp Phòng Tự động hóa Công nghiệp của Mitsubishi Electric Việt Nam, chia sẻ: “Kể từ khi ra mắt khái niệm e-F@ctory về sản xuất thông minh dựa trên dữ liệu vào năm 2004, chúng tôi đã giới thiệu hơn 10.000 giải pháp e-F@ctory trên khắp thế giới. Hiện tại, chúng tôi đang đưa khái niệm e-F@ctory đi xa hơn nữa. Chúng tôi tái tạo các nhà máy ảo và cơ sở sản xuất ảo trên máy tính biên và trên đám mây, đồng thời tận dụng dữ liệu từ các địa điểm sản xuất thực tế để cho phép phát triển vòng đời sản phẩm. Bằng cách này, chúng tôi tạo ra các giá trị mới và đóng góp vào lợi nhuận của khách hàng cũng như hướng tới xã hội bền vững”


Khái niệm xã hội 5.0 được chia sẻ, cùng với những giải pháp tối ưu của doanh nghiệp

Tham gia thảo luận sâu hơn, Ông Phạm Phan Anh đã có những chia sẻ về khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

Câu hỏi thảo luận: Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng phát triển sản xuất thông minh không thiếu những khó khăn, thử thách đối với doanh nghiệp. Vậy ông có thể nêu một vài khó khăn trong quá trình lên ý tưởng và kiến tạo nên dây chuyền sản xuất thông minh của Mitsubishi Electric?

Ông Phạm Phan Anh chia sẻ:

“Chúng ta phải xác định Số hóa sản xuất hay xa hơn là Chuyển đổi số sản xuất là một quá trình chứ không phải là một điểm đến nhất định. Với Mitsubishi Electric chúng tôi có hàng trăm nhà máy & cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới nhưng chúng tôi vẫn phải luôn tự nâng cao năng lực và ứng dụng các công nghệ của chính chúng tôi nhằm đạt được những mục tiêu trong ngắn hạn và theo đuổi những mục tiêu dài hạn như trung hòa carbon hay Netzero. 

Thực tế cho thấy chúng tôi đã gặp không ít các khó khăn trong quá trình số hóa sản xuất về nguồn lực tổng thể (Nhân lực, Tài lực, Công nghệ). Tất nhiên với các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp khởi nghiệp còn phải đối diện với khó khăn gấp nhiều lần.  

Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thấy xu hướng của thế giới là lựa chọn Sản xuất Bền Vững. Các doanh nghiệp ở Việt Nam (từ vừa và nhỏ cho đến quy mô tập đoàn) đều nên đi theo quy luật chung của thế giới. Bằng kinh nghiệm và công nghệ của mình, Mitsubishi Electric luôn đồng hành cùng các nhà trường, doanh nghiệp và xã hội thông qua các hành động cụ thể: Tài trợ phòng lab cho các trường học, Khu CNC, Tài trợ phòng STEM cho các trường tiểu học, Tổ chức các cuộc thi về tự động hóa, về sáng kiến bền vững. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ các ý tưởng và cách thức để ứng dụng công nghệ vào quá trình số hóa sản xuất như:  

  • Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa sản xuất, dự đoán nhu cầu vật liệu, lỗi máy móc và lịch trình sản xuất.
  • Áp dụng IoT để giám sát và quản lý từ xa, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh khi có sự cố.

Theo tôi, công nghệ chỉ là công cụ để hiện thực hóa các mục tiêu trong Số hóa sản xuất, phục vụ nhân loại và đạt mục tiêu như Xã hội 5.0 như tôi đã chia sẻ ở trên.”

Hội nghị mang lại nhiều giá trị và góc nhìn mới cho các đơn vị doanh nghiệp tham gia. Mitsubishi Electric Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm và giải pháp xanh tiên tiến của mình.

Cùng nhìn lại một số hình ảnh tại hội nghị: